Tiêu Chuẩn Được Áp Dụng Trong Công Tác Thí Nghiệm Vật Liệu Xây Dựng

Tiêu chuẩn thí nghiệm vật liệu xây dựng

1. Thí nghiệm vật liệu xây dựng là gì?

Thí nghiệm vật liệu xây dựng là quá trình đánh giá tính chất và đặc tính của các vật liệu được sử dụng trong ngành xây dựng, bao gồm độ bền, độ cứng, độ co giãn, khả năng chịu lực, độ ẩm, khả năng chống cháy, khả năng cách âm và cách nhiệt, v.v. Thông qua các thí nghiệm này, người ta có thể đánh giá được chất lượng của vật liệu và đảm bảo rằng chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật trong quá trình xây dựng. Các thí nghiệm vật liệu xây dựng thường được thực hiện trong các phòng thí nghiệm đặc biệt, theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc quy định của từng quốc gia.

Tiêu chuẩn thí nghiệm vật liệu xây dựng - máy kéo thép

Bài viết tham khảo thêm: Gỗ Công Nghiệp Là Gì? Các Loại Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay.

2. Vai trò của công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng trong xây dựng.

Thí nghiệm vật liệu xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng vì nó giúp đảm bảo chất lượng và độ bền của các vật liệu được sử dụng trong công trình xây dựng. Các thí nghiệm này giúp kiểm tra tính chất vật lý và hóa học của các vật liệu như bê tông, thép, gạch, đá, xi măng, v.v., đồng thời giúp phát hiện các khuyết điểm và sai sót trong quá trình sản xuất và vận chuyển.

Chính vì vậy, các kết quả của các thí nghiệm vật liệu xây dựng là cơ sở để đánh giá tính chất và đặc tính của các vật liệu, từ đó đưa ra quyết định về việc sử dụng chúng trong các công trình xây dựng. Nếu các kết quả thí nghiệm cho thấy vật liệu không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thì nó sẽ không được sử dụng trong công trình xây dựng. Điều này giúp đảm bảo an toàn và độ bền của các công trình xây dựng, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho các nhà thầu và chủ đầu tư.

3. Tiêu chuẩn áp dụng trong Thí nghiệm vật liệu xây dựng.

a. Tiêu chuẩn thí nghiệm xi măng.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Lấy mẫu thí nghiệmTCVN 4787:2009
2Tỉ diệnTCVN 4030:2003
3Độ ổn định thể tíchTCVN 6017:1995
4Thời gian đông kếtTCVN 6017:1995
5Cường độ xi măngTCVN 6016:2011
6Tỉ trọngTCVN 4030:2003
7Độ mịnTCVN 4030:2003

Ghi chú:

  • Yêu cầu kỹ thuật đối với xi măng PCB áp dụng TCVN 6260:2009.
  • Yêu cầu kỹ thuật đối với xi măng PC áp dụng TCVN 2682:2009.

b. Tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông và vữa xi măng.

– Bê tông và vữa thường.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Lấy mẫu thí nghiệmTCVN 7572 -1:2006
2Xác định thành phần hạtTCVN 7572-2:2006
3Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nướcTCVN 7572-4:2006
4Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và hạt cốt liệu lớnTCVN 7572-5:2006
5Xác định khối lượng thể tích xốp và độ xốpTCVN 7572-6:2006
6Xác định độ ẩmTCVN 7572-7:2006
7Xác định hàm lượng chung: bụi, bùn, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏTCVN 7572-8:2006
8Xác định hàm lượng tạp chất hữu cơTCVN 7572-9:2006
9Xác định hàm lượng Mica trong cốt liệu nhỏTCVN 7572-20:2006
10Xác định cường độ và hệ số hóa mềm của đá gốcTCVN 7572-10:2006
11Xác định độ nén dập và hệ số hóa mềm của cốt liệu lớnTCVN 7572-11:2006
12Xác định độ mài mòn Los Angeles (AL)TCVN 7572-12:2006
13Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớnTCVN 7572-13:2006
14Xác định hàm lượng hạt mềm yếu, phong hóaTCVN 7572-17:2006
15Xác định hàm lượng hạt bị đạp vỡTCVN 7572-18:2006
16Xác định hàm lượng MicaTCVN 7572-20:2006

Ghi chú: Yêu cầu kỹ thuật bê tông vữa tại TCVN 7570:2006

– Bê tông nặng.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Lấy mẫu bê tôngTCVN 3105:1993
2Xác định giới hạn độ bền nén bê tôngTCVN 3118:1993
3Xác định giới hạn bền kéo khi uốn bê tôngTCVN 3119:1993
4Xác định giới hạn bền kéo dọc trục khi bửaTCVN 3120:1993
5Xác định độ chống thấm nước bê tôngTCVN 3116:1993

c. Tiêu chuẩn thí nghiệm thép xây dựng.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Thí nghiệm thử kéoTCVN 197:2014
2Thí nghiệm thử uốnTCVN 198:2008
3Thí nghiệm kéo mối nối renTCVN 197:2014
4Thí nghiệm kéo bulongTCVN 197:2002
5Kiểm tra chất lượng mối hàn (thử uốn)TCVN 5401:1991
6Kiểm tra chất lượng mối hàn cống (thử nén dẹt)TCVN 5402:1991
7Thử kéo mối hàn kim loạiTCVN 5403:1991
8Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âmTCXD 165:1988

Ghi chú:

  • Yêu cầu kỹ thuật thí nghiệm thử kéo, uốn: TCVN 1651:2008
  • Yêu cầu kỹ thuật thí nghiệm kéo mối nối ren: TCVN 1916:1995

d. Tiêu chuẩn thí nghiệm tính chất cơ lý của đất trong phòng thí nghiệm.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Xác định khối lượng riêng (tỷ trọng)TCVN 4195:2012
2Xác định độ ẩm và độ hút ẩmTCVN 4196:2012
3Xác định giới hạn dẻo, giới hạn chảyTCVN 4197:2012
4Xác định thành phần cỡ hạtTCVN 4198:1995
5Xác định độ chặt tiêu chuẩnTCVN 4201:2012
6Xác định khối lượng thể tích (dung trọng)TCVN 4202:2012
7Thí nghiệm sức chịu tải của đất (CBR) trong phòng thí nghiệm22TCN 332-06

e. Tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông nhựa đường.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Xác định khối lượng thể tích (dung trọng)TCVN 8860:2011
2Xác định KLTT và KLR của các phối liệu trong hỗn hợp bê tông nhựaTCVN 8860:2011
3Xác định khối lượng riêng của bê tông nhựa bằng phương pháp tỷ trọng kế và PP tính toánTCVN 8860:2011
4Độ rỗng của cốt liệu và độ rỗng dư ở trạng thái đầm chặtTCVN 8860:2011
5Độ bão hòa nước của bê tông nhựaTCVN 8860:2011
6Hệ số trương nở của bê tông nhựa sau khi bão hòa nướcTCVN 8860:2011
7Cường độ chịu nénTCVN 8860:2011
8Hệ số ổn định nước và ổn định nhiệtTCVN 8860:2011
9Độ bền chịu nước sau khi bão hòa nước lâuTCVN 8860:2011
10Thí nghiệm Marshall (độ ổn định, chỉ số dẻo, độ cứng quy ước)TCVN 8860:2011
11Thành phần hạt cốt liệu trong hỗn hợp bê tông nhựaTCVN 8860:2011
12Hàm lượng Bitum trong bê tông nhựa bằng phương pháp chiếtTCVN 8860:2011

Ghi chú: Yêu cầu kỹ thuật TCVN 8819:2011

f. Tiêu chuẩn thí nghiệm vữa xây.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Lấy mẫu vữaTCVN 3121-1:2003
2Xác định cường độ nén và uốn của vữa đã đóng rắnTCVN 3121-11:2003

g. Tiêu chuẩn thí nghiệm gạch xây.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Xác định cường độ bền nénTCVN 6355-1:2009
2Xác định cường độ bền uốnTCVN 6355-2:2009
3Xác định độ hút nướcTCVN 6355-3:2009
4Xác định khối lượng thể tíchTCVN 6355-5:2009

Ghi chú: Yêu cầu kỹ thuật TCVN 1450:2009; TCVN 1451:1998

h. Tiêu chuẩn thí nghiệm vải địa kỹ thuật.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Phương pháp xác định độ dày tiêu chuẩn14TCN 92:96
ASTM D4595
2Phương pháp xác định khối lượng đơn vị diện tích14TCN 93:96
ASTM D4595
3Phương pháp xác định kích thước lỗ lọc của vải14TCN 94:96
ASTM D4595
4Phương pháp xác định độ bền kéo và độ dãn dài14TCN 95:96
ASTM D4595
5Phương pháp xác định sức chọc thủng (phương pháp rơi côn), độ dày tiêu chuẩn14TCN 96:96
ASTM D4595
6Phương pháp xác định độ thấm xuyên14TCN 97:96
ASTM D4595
7Phương pháp xác định độ dẫn nước14TCN 98:96
ASTM D4595
8Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím và nhiệt độ14TCN 99:96
ASTM D4595

i. Tiêu chuẩn thí nghiệm gạch ốp lát.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Xác định kích thước và hình họcTCVN 6415:98
2Xác định độ hút nướcTCVN 6415:98
3Xác định độ bền uốnTCVN 6415:98
4Xác định độ mài mònTCVN 6415:98
5Xác định độ bền nhiệtTCVN 6415:98
6Xác định độ bền rạn menTCVN 6415:98

k. Tiêu chuẩn thí nghiệm tại hiện trường.

STTNội dung thí nghiệmTiêu chuẩn
1Dung trọng, độ ẩm của đất bằng phương pháp dao đai22TCN 02:1971
2Độ ẩm, khối lượng thể tích của đất trong lớp kết cấu bằng phương pháp rót cát22TCN 346:2006
3Độ bằng phẳng của mặt đường bằng thước 3mTCVN 8864:2011
4Xác định độ bằng phẳng mặt đường theo chỉ số độ ghề quốc tế IRI22TCN 277:2011
5Xác định Modul đàn hồi “E” nền đường bằng tấm ép cứngTCVN 8861:2011
6Xác định Modul đàn hồi “E” chung của áo đường bằng BenkelmanTCVN 8867:2011
7Kiểm tra độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cátTCVN 8866:2011
8Đô điện trở đấtTCVN 9385:2012
9Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén bê tôngTCVN 9335:2012
10Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ. vị trí và đường kính cốt thép trong bê tôngTCVN 9335:2012
11Xác định cường độ bê tông và vết nứt bằng phương pháp siêu âmTCVN 9357:2012
12Thử tải cấu kiện và kết cấu công trình – Đánh giá độ bềnTCVN 5573:1191
TCVN 5574:1991
13Thử tải cấu kiện và kết cấu công trình – Đánh giá độ cứngTCVN 5575:1991
14Trắc địa công trình xây dựngTCVN 3972:1985
15Đo lún công trìnhTCXDVN 271:2002
16Cọc – PP thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trụcTCXDVN 269:2002
17Thí nghiệm cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âmTCVN 9396:2012
18Thí nghiệm cọc bằng phương pháp biến dạng lớn (PDA)ASTM D4945-08
19Thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT)ASTM D4945:2000
20Kiểm tra cường độ bê tông bằng phương pháp khoan lấy mẫuTCVN 3118:1993
TCVN 3105:1993
TCXDVN 239:2006

Trên đây là bài viết về thí nghiệm vật liệu xây dựng, các tiêu chuẩn thí nghiệm. Mong bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Các bạn có nhu cầu thí nghiệm vật liệu xây dựng có thể liên hệ Tại đây, để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Bạn cũng có thể kết nối với chúng tôi thông qua FanPage.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *