Giấy Phép Xây Dựng Là Gì?

Ảnh bìa giấy phép xây dựng là gì

Khi chuẩn bị xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ cá nhân, tổ chức cần phải xin giấy phép xây dựng ( trừ một số trường hợp được miễn). Vậy giấy phép xây dựng là gì? Giấy phép xây dựng gồm những nội dung gì. Hãy cùng Fincons tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Theo Khoản 17 điều 3 luật xây dựng 2014 có quy định, Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chứ hay cá nhân được phép xây dựng mới, cải tạo, sữa chữa cải tạo công trình.

Tham khảo thêm: Luật xây dựng

2. Giấy phép xây dựng gồm những loại nào?

Sau khi đi tìm hiều về khái niệm giấy phép xây dựng, bạn cùng với chúng tôi tìm hiều giấy phép xây dựng gồm những loại nào?

Theo Khoản 3 Điều 89 luật xây dựng 2014, giấy phép xây dựng được phân loại ra những loại sau:

  • Giấy phép xây dựng mới.
  • Giấy phép di dời công trình.
  • Giấy phép sữa chữa cải tạo.

Vậy những loại giấy phép trên có mục đích gì? Trường hợp nào cần xin loại giấy phép trên.

+ Giấy phép xây dựng mới.

Đây là loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng mới công trình.

Theo luật xây dựng 2014, giấy mới xây dựng mới còn được phân 2 loại gồm:

– Giấy phép xây dựng có thời hạn, đây là loại giấy phép cấp cho công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện xây dựng.

– Giấy phép xây dựng theo giai đoạn, đây là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từ công trình của dự án theo thiết kế xây dựng hoặc của dự án chưa thực hiện xong.

Giấy phép xây dựng là gì

+ Giấy phép di dời công trình.

Dưới đây là những trường hợp cụ thể cần phải xin giấy phép khi di dời công trình:

– Di dời nhà ở riêng lẻ trong đô thị.

– Di dời nhà ở riêng lẻ trong các khu trung tâm của cụm xã.

– Di dời nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn, di tích lịch sử văn hóa.

Chủ thể muốn di dười cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thủ tục, lệ phí. Đặc biệt cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện di dời.

+ Giấy phép sữa chữa, cải tạo công trình.

Luật xây dựng 2014 có quy định đối với trường hợp sữa chữa thay đổi kết cấu, khả năng chịu lực, diện tích công trình cần phải xin giấy phép. Việc thay đổi mặt ngoài công trình có gây ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trường cần phải xin giấy phép xây dựng.

3. Giấy phép xây dựng gồm những nội dung gì?

Theo điều 90 Luật Xây Dựng, Giấy phép xây dựng gồm những nội dung sau:

  • Tên công trình thuộc dự án.
  • Tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân xin phép xây dựng.
  • Địa điểm, vị trí xây dựng ( tuyến xây dựng công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến)
  • Cấp công trình xây dựng.
  • Cốt xây dựng công trình.
  • Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng công trình.
  • Mật độ xây dựng (nếu có)
  • Hệ số sử dụng đất (nếu có)
Giấy phép xây dựng

4. Điều kiện được cấp giấy phép xây dựng.

Dưới đây là những điều kiện cần phải đáp ứng để được cấp giấy phép xây dựng bạn có thể tham khảo:

  • Công trình phù hợp với quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Các công trình trong khu bảo tồn cần phải đảm bảo mật độ xây dựng. Phải có khu vực đất trồng cây, khu vực để xe không làm ảnh hưởng đến cảnh quang, môi trường xung quanh.
  • Phải đảm bảo về quy định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới thiết kế đô thị, an toàn với những công trình hiện hữu xung quanh. Ngoài ra con phải đảm bảo hành lan an toàn khu vực công trình đường, công trình thủy lợi, công trình di tích lịch sử theo quy định của pháp luật.
  • Công trình sửa chữa không làm ảnh hưởng đến công trình xung quanh. Đảm bảo các yếu tố khoảng cách công trình xung quanh, thoát nước, thông gió, phòng chống cháy nổ.
  • Công trình Nhà cao tầng đặc biệt phải có thiết kế tầng hầm. Các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.
  • Đối với các công trình công trình vệ sinh, nơi chưa hóa chất độc hại, các công trình có khả năng gây ô nhiễm tới môi trường cần đảm bảo khoảng cách an toàn không gây ảnh hưởng đến người sử dụng các công trình xung quanh.

Trên đây là một số thông tin về giấy phép xây dựng, hi vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn một số thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Bạn có ý kiến thắc mắc gì có thể để lại ở bên dưới phần comment chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn. Kết nối với Fanpage FinCons.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *