Ép Cọc Neo Là Gì?

Ép cọc neo là gì

Phương pháp ép cọc khá phổ biến trong khoản thời gian gần đây. Phương pháp này được các đơn vị thi công ứng dụng khá nhiều. Vậy phương pháp ép cọc neo là gì? ưu nhược điểm của phương pháp này. Hay cùng Fincons tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Ép cọc neo là gì?

Ép cọc neo là phương pháp ép cọc bê tông sử dụng neo để níu cọc âm xuống đất. Thay vì dùng tải trọng làm đối trọng như phương pháp ép cọc bê tông thông thường.

Phương pháp này sử dựng các mũi khoan neo khoan sâu vào nền đất là đối trọng thay vì sử dụng các cuc tải như phương pháp ép tải bê tông. Phương pháp này tùy thuộc vào tính chất công trình mũi khoan neo khoan sâu hoặc nông. Về bản chất phương pháp này khá giống với phương pháp ép tải bê tông tuy nhiên tải trọng phương pháp này thấp hơn phương pháp ép tải.

ép cọc neo là gì

Bạn có thẻ tìm hiểu thêm: Ép cọc bê tông là gì?

2. Ép cọc neo có ưu, nhược điểm gì?

Ưu điểm:

  • Thời gian thi công khá nhanh, giúp tiến độ công việc ổn định.
  • Không ảnh hưởng đến công trình xung quanh. Phương pháp thi công khá an toàn.
  • Máy móc nhỏ gọn, dễ dàng thi công trong công trình trong hẻm nhỏ.
  • Thiết bị thi công êm ái, ít gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Phương pháp ép cọc neo khá phù hợp với công trình trong phố.
  • Cọc thi công từng đoạn, chủ đầu tư dễ dàng giám sát chất lượng công trình.
  • Chi phí thi công rẻ hơn so với phương pháp ép tải.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này chỉ dùng cho nhà ở dân dụng, công trình nhỏ, vì sức chịu tải của phương pháp ép cọc neo thấp hơn phương pháp ép cọc tải sắt.
  • Một nhược điểm của phương pháp này nữa là cần phải có hồ sơ khảo sát địa chất.

3. Thiết bị, lực ép tối đa phương pháp ép cọc neo.

Thiết bị thi công ép cọc neo gồm: mũi khoan neo, máy ép thủy lực. Vậy các thiết bị dưới đây có vài trò gì trong thi công ép cọc neo, các bạn cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé.

  • Các mũi khoan neo: mũi khoan neo khoan sâu vào đất khoảng 1,5m, đầu mũ khoan có đường kính 35cm. Mũi khoan neo được liên kết với khung ép cọc bởi chốt cài. Số chốt cài phụ thuộc vào tính chất thi công của công trình.
  • Máy ép thủy lực: máy ép thủy lực phương pháp ép cọc neo là máy ép dạng ép đỉnh. Máy ép neo tạo ra hệ phản lực đặt lên đỉnh cọc. Phản lực cộng tác với neo xoắn sâu vào lòng đất.
nguyên lý hoạt động máy ép cọc neo

Tải trọng của phương pháp ép cọc neo phụ thuộc vào đường kính của mũi neo, công suất của máy ép thủy lực. Trong trường sửa dụng mũi neo đường kính 30 – 35 cm, máy ép thủy lực có công suất từ 175 – 250 mã lực. Thì tải trọng tối đa ép cọc neo có thể đạt được là 40 – 45 tấn.

4. Một số lưu ý khi thi công ép cọc neo.

Một số lưu ý khi thi công ép cọc neo, đơn vị thi công, chủ đầu tư cần lưu ý:

  • Cần phải khảo sát địa chất, lựa chọn thiết bị, loại cọc thi công phù hợp. Giúp đảm bảo chất lượng công trình.
  • Cần chuẩn bị mặt bằng, bố trí thiết bị thi công phù hợp với mặt bằng thi công. Giúp thuận tiện nhất cho công tác thi công.
  • Tiến hành giám sát chặt chẽ quá trình thi công, đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn thi công.
  • Cần kiểm tra thiết bị thi công, chất lượng cọc bê tông, tránh ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Trên đây là thông tin về phương pháp ép cọc neo. Hy vong bài viết có thể mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết

FinCons đơn vị thi công, sữa chữa nhà uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Quý khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ TẠI ĐÂY để được tư vấn, báo giá miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *