1. Bê tông tươi là gì?
Bê tông tươi là loại bê tông được trộn sẵn tại trạm trộn theo yêu cầu của từng dự án. Nó là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến và quan trọng nhất trong ngành xây dựng. Bê tông tươi thường được sử dụng để xây các công trình như nhà, đường, cầu, hầm, khu công nghiệp…Ở dưới đây là những thông tin chi tiết về bê tông tươi.
>>Xem thêm:
- Vật Liệu Composite Là Gì? Ứng Dụng Gì Trong Đời Sống
- Thạch Cao Là Gì? Ứng Dụng Và Ưu Nhược Điểm
- Gạch Ceramic Là Gì: Khái Niệm, Ưu Điểm Và Ứng Dụng
2. Phân loại bê tông tươi.
Trong kết cấu xây dựng tùy vào tính chất công trình, bê tông phải chịu được nhiều tác động từ bên ngoài như: kéo, uốn, trượt, nén. Nhưng trong đó chịu tải trọng lực nén là quan trọng nhất. Cho nên chúng ta thường sử dụng lực nén là tiêu chí đánh giá mác bê tông.
Mác bê tông được chia làm nhiều loại: M100, M150, M200, M250, M300, M400, M500 và M600.
3. Ưu điểm và nhược điểm của bê tông tươi.
a. Ưu điểm.
- Chất lượng cao: Bê tông tươi có chất lượng cực kỳ cao, cho phép thiết kế các công trình với độ chính xác và độ bền cao.
- Dễ dàng thi công: Bê tông tươi có thể sản xuất tại chỗ, giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Tiết kiệm chi phí: Vì không cần vận chuyển bê tông từ nhà máy đến công trường, nên chi phí vận chuyển bê tông tươi thấp hơn so với bê tông thông thường.
b. Nhược điểm.
- Thời gian sản xuất: Việc sản xuất bê tông tươi tại chỗ có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng bê tông thông thường.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Việc sản xuất bê tông tươi yêu cầu phải có các thiết bị và máy móc hiện đại, cùng với sự chuyên môn cao của nhân viên.
- Tiến độ thi công khó kiểm soát: Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng yếu tố thời gian sản xuất bê tông tươi làm cho tiến độ thi công khó kiểm soát hơn.
4. Quy trình tham khảo sản xuất bê tông tươi.
Bước 1: Kiểm tra chất lượng các nguyên liệu trộn bê tông. Các nguyên liệu phải đảm bảo đạt yêu cầu, không lẫn tạp chất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bước 2: Đưa cốt liệu vào máng, trước khi trộn cốt liệu sẽ được đo lường kỹ lưỡng để đảm bảo chính xác cho từng mác bê tông.
Bước 3: Sau khi cân cốt liệu, hệ thông băng chuyền sẽ tư động đưa cốt liệu vào thùng. Đồng thời phụ gia, nước và xi măng được chứa trong silo cũng sẽ được bơm vào thùng và trộn đều.
Bước 4: Sau khi hoàn thành, bê tông tươi sẽ được bơm lên thùng và chở đến công trình yêu cầu.
5. Các cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi.
Trong một số trường hợp do một số vấn đề nào đó có thể bê tông không đạt chuẩn. Vì vậy quá trình kiểm sót chất lượng hết sức quan trọng. FinCons sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra chất lượng bê tông trước và sau đổ.
a. Kiểm tra chất lượng bê tông trước khi đổ.
- Bước 1: Lấy một bê tông cần dùng trong mẻ bê tông chuẩn bị thi công.
- Bước 2: Sử dụng bộ Côn thử độ sụt ( hình bên dưới).
- Bước 3: Sử dụng lượng bê tông đã lấy ra để đo độ sụt và tiến hành lấy mẫu bê tông.
- Bước 4: Tháo khuôn ngâm bảo dưỡng mẫu lưu mẫu để đánh giá chất lượng.
b. Kiểm tra bê tông sau khi đổ.
Sau khi kiểm tra trước khi đổ bê tông và đúc lưu mẫu tiến hành kiểm tra cường độ.
❖ Nén mẫu bê tông.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 3105 : 1993, TCVN 4453 : 1995 .Mẫu bê tông dùng để đo cường độ có dạng hình lập phương kích thước 150x150x150mm. Mẫu được dưỡng hộ trong môi trường tiêu chuẩn ( quy định tại TCVN 3105 : 1993) trong 28 ngày sau khi bê tông được ninh kết lại. Sau 28 ngày, mẫu bê tông được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy từ đó xác định cường độ chịu nén của bê tông. Đơn vị của cường độ chịu nén là MPa (N/mm²) hoặc dùng daN/cm² (kg/cm²).
Cường độ chịu nén của bê tông, kiểm tra ở 28 ngày tuổi bằng nén mẫu tại hiện trường. Nếu giá trị trung bình của từng tổ mẫu trong thí nghiệm không nhỏ hơn mác thiết kế là đạt yêu cầu. Trong đó, không được mẫu nào có cường độ <85% mác thiết kế. Được quy định tại TCVN 4453 : 1995.
❖ Khoan mẫu.
Dưới đây là các bước tiến hành khoan lấy mẫu kiểm tra cường độ.
- Bước 1: Khoan mẫu lấy tại vị chủ đâu tư yêu cầu kiểm tra.
- Bước 2: Tiến hành làm phẳng 2 đầu.
- Bước 3: Kiểm tra các thông số kỹ thuật của mẫu.
- Bước 4: Kiểm tra lại độ phẳng và tiến hành đưa mẫu vào máy nén.
- Gia tải từ từ với tốc độ khoảng từ 2:10daN/cm2 cho đến khi mẫu bị phá hủy.
- Xác định cường độ chịu nén mẫu có đạt theo mác bê tông yêu cầu hay không.
6. Những tiêu chuẩn về bê tông tươi.
a. Tiêu chuẩn về thành phần hỗn hợp.
Để chất lượng bê tông tươi đảm bảo chất lượng và đạt yêu cầu của khách mua. Người sản xuất bê tông và khách mua bê tông cần lưa chọn một trong hai phương thức sau đây:
- Phương thức 1: Người cung cấp sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trong thành phần hỗn hợp. Sao cho chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Phương thức 2: Khách hàng sẽ là người chọn thành phần nguyên liệu bê tông. Đơn vị sản xuất có trách nhiệm sản xuất theo nhu cầu của khách hàng.
b. Tiêu chuẩn về thành phần vật liệu.
❖ Xi măng.
Chất lượng xi măng phải đảm bảo theo TCVN – 2682 – 99 – Xi măng Pooc lăng và TCVN 6260 – 97 – Xi măng Pooc lăng hỗn hợp.
Trước khi trộn, phải kiểm tra chất lượng xi măng theo TCVN 6016- 1995 (TSO-9587: 1989 (E))- Xi măng và TCVN 6017- 1995 (ISO-9587: 1989 (E))- Xi măng. Riêng đối với xi măng nhập ngoại, chất lượng sẽ được kiểm tra theo sự thống nhất của 2 bên.
❖ Cốt liệu.
Theo tiêu chuẩn Viêt Nam TCVN – 1770 – 86 và TCVN – 1771 – 86 tiêu chuẩn về cát sỏi, đá xây dựng. Chỉ được phép dùng theo những hệ thống tiêu chuẩn khác khi bên mua có yêu cầu sử dụng.
Kho bãi chứa vật liệu phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khu phân loại rõ ràng không để chồng lẫn lên nhau. Yêu cầu có hệ thống sàng rửa đảm bảo đúng các yêu cầu chất lượng về bảo dưỡng bê tông trong quá trình thi công.
❖ Nước.
Nước trộn bê tông đảm bảo theo TCVN – 4506 – 87. Nếu là nước sạch được cấp trong thành phố. Nước phải được tiến hành thí nghiệm nước đạt các chỉ tiêu theo TCVN – 4506 – 87 nước cho bê tông và vữa yêu cầu kỹ thuật.
❖ Phụ gia.
Các chất liệu phụ gia trong bê tông bọt khí và bê tông thuỷ công cần phải đạt chứng chỉ chất lượng hoặc của đơn vị sản xuất. Điều này cần được làm thí nghiệm kiểm chứng của bên sản xuất bê tông tươi. Đảm bảo phụ gia đạt chứng chỉ còn giúp tường bê tông cốt thép có khả năng chịu tải chuẩn và sử dụng được bền lâu hơn.
c. Tiêu chuẩn về độ sụt.
Độ sụt bê tông và sai số sụt cho phép phải là phù hợp với các yêu cầu thiết kế. Với tính chất bề mặt của bê tông do khách hàng quy định đối với người sản xuất.
Nếu sai số sụt không được chủ đầu tư quy định, sẽ sử dụng sai số sụt theo bảng sau:
- Độ sụt từ 50 đến 100 mm sai số cho phép ± 20mm
- Độ sụt lớn hơn 100 mm sai số cho phép ± 30mm
Người sản xuất bê tông tươi sẽ có trách nhiệm đảm bảo độ sụt ở chân công trình theo đúng yêu cầu bên mua hàng. Khi giao hàng, phải thử độ sụt của từng xe bê tông hoặc khi thi công khối lượng lớn có thể thử độ sụt đột xuất có sự giám sát của bên mua.
Hỗn hợp bê tông được tạo ra cần đưa vào sử dụng trong 30 phút. Kể từ lúc bê tông được đưa đến công trình hoặc sau lần hiệu chỉnh độ sụt ban đầu. Và sau khi được đổ ra khỏi xe sau 30 phút, nếu chưa kịp đổ bê tông vào khu vực công trình. Người sản xuất sẽ không phải chịu trách nhiệm về độ sụt trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước đó.
d. Tiêu chuẩn về đo lường.
- Xi măng phải được cân trọng lượng, sai số cho phép là ±1% khối lượng xi măng yêu cầu.
- Về cốt liệu:
- Cân theo trọng lượng, trọng lượng cốt liệu trong cấp phối bằng lượng cốt liệu khô cộng thêm lượng nước, sai số ±3% trọng lượng hỗ hợp.
- Liều lượng phải đảm bảo để người vận hành trạm trộn có thể đọc chính xác và nạp vật liệu vào nơi trộn.
- Nước:
- Nước trộn gồm: nước cho vào mẻ trộn, nước trong cốt liệu, nước trong phụ gia.
- Nước đong vào sai số cho phép ±1% tổng thể tích nước.
- Phụ gia:
- Phụ gia dạng bột cân theo khối lượng. Phụ gia dạng chất lỏng tính theo trọng lượng hoặc thể tích.
- Sai số cho phép ±1% trọng lượng yêu cầu.
7. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Bê Tông Tươi
- Đảm bảo các thành phần của bê tông tươi được chuẩn bị đầy đủ và theo tỉ lệ pha trộn đã xác định.
- Đảm bảo các khuôn đổ bê tông được chuẩn bị sạch sẽ trước khi đổ bê tông vào.
- Kiểm tra chất lượng của bê tông tươi trước khi đổ vào khuôn để đảm bảo tính chính xác và độ bền của công trình.
8. Câu Hỏi Thường Gặp Về Bê Tông Tươi.
Câu 1: Bê tông tươi có ưu điểm gì so với các loại bê tông khác?
Bê tông tươi có chất lượng cao, dễ dàng thi công và tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Câu 2: Bê tông tươi cần chuẩn bị những thành phần nào để sản xuất?
Để sản xuất bê tông tươi cần chuẩn bị các thành phần chính là xi măng, cát và đá.
Câu 3: Các công trình xây dựng nào thường sử dụng bê tông tươi?
Bê tông tươi thường được sử dụng để xây các công trình như nhà, đường, cầu, hầm, khu công nghiệp…
Câu 4: Bê tông tươi có nhược điểm gì?
Bê tông tươi yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian sản xuất chậm hơn và tiến độ thi công khó kiểm soát.
FinCons hỗ trợ tư vấn và thí nghiệm vật liệu xây dựng. Bạn có nhu cầu có thể liên hệ tư vấn hoàn toàn miễn phí theo thông tin TẠI ĐÂY.
Trên đây là tất tần thông tin về bê tông tươi, hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn đóng góp ý kiến có thể để lại trong phần bình luận bên dưới. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!